Tin tức thị trường

TẦM NHÌN VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HUYỆN CẦN GIỜ TRONG TƯƠNG LAI

I. VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HUYỆN CẦN GIỜ (nguồn từ tài liệu quy hoạch huyện Cần Giờ).

1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

a. Vị trí địa lý

Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm của Huyện cách trung tâm Thành phố khoảng 50km đường bộ, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30km.

Huyện có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 70.445,34ha, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố. Toàn huyện gồm 06 xã và 01 thị trấn.

Bảng 1: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ (%)
1 Thị trấn Cần Thạnh 2.426,87 3,45
2 Xã Bình Khánh 4.343,39 6,16
3 Xã Tam Thôn Hiệp 11.067,53 15,71
4 Xã An Thới Đông 10.390,08 14,75
5 Xã Thạnh An 13.131,19 18,64
6 Xã Long Hòa 13.273,96 18,84
7 Xã Lý Nhơn 15.812,32 22,45
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 70.445,34 100,00

 Ranh giới hành chính của Huyện được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) – Ranh giới là sông Nhà Bè;

+ Phía Nam giáp biển Đông;

+ Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh); huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) – Ranh giới là sông Soài Rạp.

b) Địa hình, địa mạo

Do hoạt động của các con sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của thủy triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo. Theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 độ cao bình quân là 0,6 – 0,7m. Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10m) và nơi thấp nhất nằm dưới mực nước biển -0,5m. Diện tích sông rạch chiếm 28,60% diện tích tự nhiên.

c) Khí hậu:

Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, nên nhiệt độ cao và ổn định.

Số giờ nắngđạt trung bình từ 5 – 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt trên 240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ và thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.

Chế độ nhiệtcao và ổn định, biên độ nhiệt trong ngày từ 5o – 7oC, nhưng giữa các tháng biên độ nhiệt không quá 4oC. Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 25oC – 29oC. Từ tháng 3 đến tháng 5 là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ thấp nhất trong năm ở các tháng từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Độ ẩm và không khí: cao hơn các quận, huyện khác trong Thành phố từ 4 đến 8%; ẩm nhất là tháng 9 là 83%, khô nhất là tháng 4 là 74%; độ ẩm cao tuyệt đối 100%, thấp tuyệt đối 40%.

Lượng mưa: lượng mưa ở huyện Cần Giờ thấp, giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ 1.600mm xuống 1.200mm. Lượng mưa trung bình đạt 150mm/tháng, tháng 6 và tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất, số ngày mưa trung bình khoảng 95 ngày/năm. Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác trong Thành phố.

Lượng bốc hơi: trung bình 120mm/tháng, cao nhất là tháng 4 là 173mm, thấp nhất là tháng 9 là 83mm.

– Gió: hướng gió chủ đạo ở Cần Giờ là gió Đông Nam ứng với mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ 1 – 3m/s, hướng gió này làm tăng khả năng dồn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô; gió Tây Nam thổi trong các tháng 5 đến tháng 10, tốc độ lên đến 26m/s.

d) Thuỷ văn

– Thủy triều: huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông – rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong Thành phố (7-11km/km2). Mặt nước có diện tích trên 20.000ha với các công sông lớn: Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Dinh Bà, Vàm Sát,… đổ thẳng ra biển.

2. Quy hoạch hạ tẩng giao thông và Du lịch, Dịch vụ:

Huyện Cần Giờ đang được điều chỉnh quy hoạch chung theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ưu tiên nông nghiệp sang du lịch, dịch vụ, với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Với lợi thế của mình Cần Giờ thuận lợi phát triển du lịch sinh thái

 

UBND TPHCM đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) phối hợp với UBND huyện Cần Giờ lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đối với huyện này. Nhiệm vụ này được triển khai sau khi Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc việc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu vực ven biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Quy hoạch này cũng để cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2030. Sau khi quy hoạch được duyệt, UBND Thành phố xem xét quy mô Dự án đầu tư khu đô thị lấn biển Cần Giờ, nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Liên quan đến nội dung này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Thông báo kết luận ngày 28 tháng 5 năm 2020 về việc mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, ngày 12 tháng 6 năm 2020 Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định 826/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Việc điều chỉnh quy hoạch thì UBND Thành phố cũng đồng ý về chủ trương cho một doanh nghiệp nghiên cứu quy hoạch khu đô thị lấn biển. Sau 2 lần điều chỉnh, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch đã lên đến 2.870ha. Phần diện tích này cũng bao gồm 600ha của dự án lấn biển do Công ty cổ phần Du lịch đô thị Cần Giờ (đã được cấp phép đầu tư) đang thực hiện.

Theo thông tin ý tưởng quy hoạch Huyện Cần Giờ thành 03 khu chức năng của công ty Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) – đơn vị đạt điểm cao nhất được hội đồng đánh giá tuyển chọn và UBND thành phố Hồ Chí Minh thông qua. Ba khu vực chức năng gồm: Khu đô thị vệ tinh, Khu bảo tàng sống – khu dự trữ sinh quyển và 826/Khu đô thị sinh thái du lịch. Theo đó, khi kết hợp 3 khu chức năng này Cần Giờ sẽ thành khu đô thị tự cung tự cấp, hòa hợp với thiên nhiên và con người, cái mới và cái cũ cùng tồn tại. Và một tuyến đường trên cao nối từ cầu Cần Giờ đến khu đô thị du lịch biển cũng dự kiến được đưa vào quy hoạch.

Theo quy hoạch phát triển Vùng kinh tế TPHCM, Cần Giờ là một trong số các đô thị vệ tinh. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này, ngoài đô thị Bình Khánh đã được xác định trong quy hoạch cũ, sẽ phát triển thêm đô thị đặc thù ở Cần Thạnh – đây cũng là điểm nhấn chính của quy hoạch vì có dự án lấn biển và ngành du lịch, dịch vụ sẽ chủ yếu tập trung ở đây. Về giao thông kết nối, Cần Giờ cách trung tâm TP khoảng 50km, hiện đã có tuyến đường Rừng Sác nối đô thị Bình Khánh hiện hữu với đô thị dự kiến Cần Thạnh. Mới đây, UBND TP đã chấp thuận chủ trương xây dựng cầu Cần Giờ nối Quận 7, Nhà Bè với Cần Giờ. Như vậy, việc phát triển ở Cần Giờ cũng sẽ giúp giãn dân, “hạ nhiệt” cho vùng nội thành đang quá tải về hạ tầng kỹ thuật – xã hội do dân số tăng nhanh chóng.

Ngoài ra, vệc nâng cấp tuyến phà Cần Giờ – Vũng Tàu được đơn vị triển khai là đơn vị phà biển Phú Quốc. Đây là một trong những điểm nhấn phát triển du lịch tại Cần Giờ, rút ngắn khoảng cách từ Tp HCM đi Vũng Tàu và ngược lại, đồng thời đưa Cần Giờ kết nối với Vũng Tàu trong một chuỗi du lịch khép kín (tuyến giao thông đường phà biển Vũng Tàu – Cần Giờ cũng đã được đưa vào khai thác trong đầu năm 2021 cho đến nay).

* Nhiều điểm độc đáo để phát triển du lịch sinh thái:

Huyện Cần Giờ có rất nhiều điểm độc đáo để phát triển du lịch, như là huyện ven biển duy nhất của TP với chiều dài bờ biển đến 23km, hơn 20.000ha diện tích mặt nước sông – kênh – rạch, 330.000ha diện tích rừng ngập mặn, có di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác…, nhưng bao năm qua vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. huyện Cần Giờ có hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 21/01/2000. Cùng với khu du lịch sinh thái Vàm Sát là nơi được tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) công nhận là 1 trong 2 khu du lịch sinh thái bền vững của thế giới tại Việt Nam năm 2002. Nền kinh tế xanh dựa trên khai thác du lịch xanh – mô hình Du lịch sinh thái. Ta có thể nhìn thấy được tương lai phát triển vượt bậc của vùng đất là một trong những khu du lịch trọng điểm Miền Nam này.

 

Ảnh nguồn vnexpress.net
Khu du lịch Vàm Sát nhìn từ trên cao.
Ảnh chụp tại Đảo Khỉ

 

 Du lịch sinh thái đang là hình thức du lịch được quan tâm nhất hiện nay, một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, nghĩa là khai thác thiên nhiên phải đi đôi với bảo tồn, gắn với bản sắc văn hóa địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng cho sự phát triển bền vững. Thỏa mãn các tiêu chí ấy, Hợp Tác Xã Nông Nghiệp – Thương Mại, Dịch Vụ, Du Lịch – Đầu Tư Và Xây Dựng Cần Giờ sẽ liên kết với các Công ty du lịch hoặc làm đại lý du lịch tổ chức các tour du lịch dã ngoại tại các điểm du lịch, khu di tích lịch sử hoặc tổ chức du lịch sinh thái tại các khu đất có ao, đìa, đầm, đập nuôi trồng thủy sản của Công ty, Hợp tác xã quản lý hoặc liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện Cần Giờ.

3. Bất động sản:

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, tình hình BĐS Cần Giờ phát triển rất mạnh, giá đất tăng cao gấp nhiều lần, khiến Cần Giờ hình thành lên 1 đội ngũ các nhà môi giới tự phát (dân gian gọi là cò đất). Trong số đó, có một số ít thiểu số phát triển đi lên theo hướng dần dần chuyên nghiệp và khai thác được các lợi ích gia tăng từ việc đầu từ vào BĐS.

Tài liệu Quy hoạch của Cần Giờ hiện tại khẳng định việc nhất quán chủ trương chỉ phát triển các khu dân cư tại xã Bình Khánh và Cần Thạnh, Long Hòa. Do đó, tình hình BĐS chỉ tập trung sôi động ở các khu vực này.

Với các hạng mục đầu tư phát triển giao thông cũng như sự khai thông bế tắc cho Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã mang lại các dấu hiệu tích cực cho thị trường BĐS Cần Giờ. Dự báo thị trường sẽ đón các làn sóng phát triển mới trong tương lai gần song song với quá trình phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covit 19 và sẽ còn biến động mỗi khi các dự án đầu tư lớn trên địa bàn có bước phát triển nhất định.

Các nhà môi giới BĐS tại Cần Giờ chủ yếu phát triển đơn lẻ, chưa có hệ thống liên kết rộng, chưa hình thành nên được văn hóa môi giới BĐS chuyên nghiệp, chưa có Sàn Giao Dịch Bất Động Sản, vì lý do môi trường, vốn đầu tư và lịch sử phát triển. Tuy nhiên, năm 2019 tổ chức Hợp tác xã Cần Giờ Tương Lai được thành lập đưa váo hoạt động, qua đó chuyên hoạt động trong lĩnh vực BĐS và Xây dựng. Mục tiêu ưu tiên tập hợp các cá nhân chuyên hoạt động, có nhiều kinh nghiệm và quan hệ trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng trên địa bàn Cần Giờ nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Tóm lại, Cần Giờ có tiềm năng phát triển dài hạn về Du lịch và BĐS, tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong các lĩnh vực này cần có trung tâm kết nối các mảnh ghép đơn lẻ, hợp tác cùng phát triển theo dạng chuỗi. Thành lập tư cách pháp nhân đủ mạnh đón đầu tương lai phát triển của vùng đất này.

II. KHẲN ĐỊNH ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CẦN GIỜ VÀ LỰA CHỌN HỢP TÁC XÃ CẦN GIỜ TƯƠNG LAI CHÚNG TÔI

– Bất động sản luôn là lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu kinh tế quả cao, cũng là lĩnh vực ít rủi ro, nếu sự am hiểu đầy đủ về tổng quan thị trường và xác định được đối tượng đầu tư.

– Phát triển thị trường Dịch vụ, Du lịch và Đầu tư – Xây dựng ở Cần Giờ thuộc giai đoạn hiện nay là cần thiết và phù hợp, do sự tác động tích cực của việc điều chỉnh lại quy hoạch đô thị Cần Giờ (cầu Cần Giờ, dự án lấn biển mở rộng quy mô 2.870ha, phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu, khu Dự trữ sinh quyển thế giới được công nhận…).

 Ngoài ra, trên đia bàn huyện Hợp tác xã Cần Giờ Tương Lai là đơn vị có các Thành viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng, đồng thời có mối quan hệ kết nối tốt với các đơn vị trên địa bàn huyện và sự am hiểu về địa bàn sâu sắc…. có tiềm năng phát triển và nhu cầu liên kết để phát triển bền vững lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng trên địa bàn huyện nói riêng và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

III. NHU CẦU VÀ MỤC ĐÍCH:

Phát huy được khả năng về BĐS….

Tạo thêm được công ăn việc làm cho địa phương.

Trở thành đơn vị Môi giới BĐS chuyên nghiệp, đón đầu xu thế phát triển của thị trường.

Trở thành trung tâm trao đổi thông tin BĐS…tại Cần Giờ, là địa điểm để mọi người chọn lựa kết nối phát triển.

Xin hãy liên hệ với chúng tôi!

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Vành đai 3 sẽ được ưu tiên vốn

13/06/2022
Dự án Vành đai 3 TP HCM đã được ấp ủ cách đây 11 năm nên sẽ được ưu tiên đặc biệt về vốn, phấn đấu hết...

Giữa năm nay, TP.HCM thông qua đề án chuyển Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ thành quận.

13/06/2022
Thông tin về việc chuyển 5 huyện lên quận được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với người dân H.Nhà Bè và...